Cái kết buồn của những thái giám chốn cung đình Việt

Cuộc đời của các thái giám ngoài thăng trầm, biến cố theo thời cuộc còn phải chịu thêm đủ nỗi nặng nề, thương tâm.
Có vô số danh từ để nói đến thái giám như quan hoạn, quan thị, quan giám… Những từ đó đã bao hàm cả khiếm khuyết về thể năng không thể bù đắp của họ.
Không hiếm người làm thái giám bởi khi sinh ra họ đã phi nam phi nữ, không có bộ phận sinh dục.
Nhưng phần đông là những người tự nguyện tịnh thân, thiến bộ phận sinh dục để được vào hầu hạ trong cung bởi khi làm thái giám, họ có thể giúp cả họ, cả tổng được nhờ.
Nhiệm vụ chính của các thái giám thường là tổ chức và quản lý chốn hậu cung cùng một số chuyện tế nhị khác.
Thái giám trong lịch sử Việt Nam tồn tại dưới các đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn.
Do không có bộ phận sinh dục nên tiếng nói của thái giám cũng như tính cách rụt rè thiên về nữ nhiều hơn nam.
Suốt đời họ phụng sự trong cung và lớn lên họ kết nghĩa với nhau, có thể cùng giới hoặc khác giới.
Cũng do được sống gần thiên tử, được nhiều ân sủng và nắm được những thâm cung bí sử trong triều nên họ thường liên kết với nhau để thực hiện âm mưu nào đó.
Không ít triều đình rối ren, thậm chí bị đảo chính cũng là có sự góp sức không nhỏ của thái giám.
Các thái giám triều Nguyễn về cuối đời phải cư trú ở một ngôi nhà phía Bắc hoàng thành gọi là Cung giám viện.
Khi chết, số phận họ vô cùng bi thảm, không được chôn gần lăng tẩm hoặc những chốn linh thiêng và cũng chẳng được ai thờ cúng vì không có con cháu.
Nhằm tránh bát hương trở nên lạnh lẽo khi 'về trời', nhiều người đã chọn con nuôi để dạy dỗ và lo hậu sự về sau.
Tại Huế, bên cạnh các lăng tẩm lỗng lẫy, nhiều người cũng biết tới chùa Từ Hiếu, nơi nương mình lặng lẽ của những thái giám chốn hậu cung.
Hiện nay, trong vườn chùa Từ Hiếu có đến 25 ngôi mộ của thái giám triều Nguyễn. Trước mỗi ngôi mộ đều có tấm bia ghi rõ tên họ và chức vụ của từng người.  
Theo tục lệ, cứ đến rằm tháng 11 hàng năm, chùa Từ Hiếu lại tổ chức ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã mất, trong đó có thái giám triều Nguyễn.
Có lẽ, một phần nhờ sự lãng quên của người đời, mà dù trải qua các cuộc chiến tranh ác liệt nhưng phần lớn các ngôi mộ vẫn nguyên vẹn, đa phần còn rõ chữ.
Nghĩa trang thái giám hiu quạnh trong chùa Từ Hiếu
Theo lời dịch lại của một sư cụ trong chùa, xúc động nhất là lời lẽ trên tấm bia trước cổng nghĩa trang.
Bia đề: 'Trong đời sống, chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên bình. Khi ốm đau, chúng tôi lui về đây và sau khi chết, chúng tôi sẽ được chôn chung ở đây. Dù sống hay chết, chúng tôi vẫn tìm thấy được ở đây sự yên bình'.
Phận đời đưa đẩy khiến nhiều thái giám có một nỗi sợ mãnh liệt lớn hơn cả cái chết, chết ở đâu, chết lúc nào.
Với họ, quan trọng nhất là được chết toàn thây, được chết cạnh cái mà mình đã cắt bỏ đi để khi về thế giới bên kia, họ được chứng nhận là đã trải qua một kiếp con người.
Đó cũng là cái kết đáng buồn cho cuộc đời của những con người 'sinh ra chẳng được mấy ai chấp nhận'.
Theo Infonet.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cuộc sống của bộ tộc du mục biển cuối cùng trên TG

22 bức ảnh nude đẹp nhất của sao Việt

những con đường đẹp nhất hành tinh