Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 15, 2015

Món Bánh trong ẩm thực miền Tây

Hình ảnh
Những loại bánh của miền Tây có cái tên giản đơn nhưng ngon miệng đến lạ kỳ. Bánh còng, bánh cam, bánh tằm, bánh đúc, bánh lọt, bánh ú, bánh bèo… Không thể kể hết được có bao nhiêu loại bánh xuất phát từ những loại bột, loại củ đậm đà chất quê. Nhưng hầu hết những loại bánh trên đều gắn bó với một thời tuổi thơ trong trẻo, với những kỷ niệm không thể nào quên của những ai được sinh ra và lớn lên ở quê hương miền Tây. “Hai tay bưng quả bánh bò/ Giấu cha giấu mẹ cho trò đi thi” Miền Tây trù phú luôn đem lại cảm giác thanh bình cho những người khách phương xa một lần lạc chân đến đây. Ngồi nghe câu ca dao, được uống chén trà thơm cô đặc mỗi buổi sáng, được ăn miếng bánh “ nhà quê “ thơm ngon, ắt hẳn khi về lại nơi phố vẫn sẽ còn lưu lại những dư âm khó thể nào quên. Ngày nhỏ, mỗi sáng đi học, thể nào cũng có một gói bánh tằm, bánh bò hay chí ít cũng là cái bánh cam nóng hổi vàng rực mẹ gói để vào một ngăn cặp nhỏ. Những lúc đứng trước mái hiên nhà ngóng những buổi chợ

Bí ẩn về 72 ngôi mộ của Tào Tháo: Đâu mới là mộ thật?

Hình ảnh
Không chỉ được coi là người lập ra vương quốc hùng mạnh nhất trong thời kì Tam Quốc với tài năng quân sự, chính trị, thơ ca lừng danh, Tào Tháo còn nổi tiếng là một người đa nghi và quyền biến. Cũng bởi cái tính đa nghi và quyền biến nên lúc còn sống ông được coi là người có nhiều kẻ thù nhất, và trước khi chết, Tào Tháo đã cho làm rất nhiều mộ giả của chính mình để kẻ thù không biết đâu là thực, đâu là hư, vì thế mộ của Tào Tháo cho đến nay vẫn còn là bí ẩn. Bí ẩn thiên cổ Tương truyền, Tào Tháo là người cả đời tiết kiệm. Ông yêu cầu người nhà và các quan chức rất nghiêm. Vợ của Tào Thực con trai ông vì mặc quần áo lĩnh the mà bị ông theo gia quy hạ chiếu “tự trừng phạt”. Các đồ vải vóc dùng trong cung nếu rách rồi thì vá lại dùng tiếp, không được thay mới. Có thời kỳ thiên hạ bị thiên tai đói kém, đời sống khó khăn, vật dụng thiếu thốn, Tào Tháo không mặc triều phục da, các quan trong triều cũng không ai dám đội mũ da. Việc trước khi mất Tào Tháo yê

Gian hùng Lưu Bị và chuyện đời tư ít người biết

Hình ảnh
Lưu Bị cũng là người sáng lập nên nhà Thục Hán thời Tam Quốc, sử sách thường gọi là Chiêu Liệt Đế. Sau khi kết nghĩa anh em tại vườn đào, Trương Phi và Quan Vũ đều giết chết vợ của mình rồi bỏ theo Lưu Bị mong dựng nghiệp lớn. Câu nói nổi tiếng: “Bạn bè như chân tay, vợ con như quần áo” chính là câu nói từ miệng của Lưu Bị mà ra. Có thể nói, trong mắt Lưu Bị, vợ con chẳng qua là một thứ đồ vật tùy lúc có thể mặc vào cởi ra mà thôi… Lưu Bị tự là Huyền Đức, người quận Trác, nay là tình Hà Bắc, Trung Quốc, hậu duệ một nhánh xa của hoàng tộc nhà Đông Hán. Lưu Bị cũng là người sáng lập nên nhà Thục Hán thời Tam Quốc, sử sách thường gọi là Chiêu Liệt Đế. Từ nhỏ, nhà nghèo, sau khi lớn lên gia nhập quân đội triều đình trấn áp khởi nghĩa Khăn vàng. Sau đó, nhờ sự giúp sức của Gia Cát Lượng, Lưu Bị hợp lực cùng Tôn Quyền đánh bại quân Tào Tháo ở Xích Bích, chiếm được Kinh Châu, Ích Châu và Hán Trung. Năm 221, Bị xưng đế, định đô ở Thành Đô. Một năm sau đó, trong trận chiến Ngô Thụ

Khám phá cuộc đời đầy nghệ thuật của các Geisha

Hình ảnh
Bộ phim "Hồi ức của một Geisha” đã phần nào khắc họa cuộc đời "những người phụ nữ của nghệ thuật” tại đất nước mặt trời mọc. Họ đã trở thành một biểu tượng cho văn hóa và truyền thống của Nhật Bản. Mặc dù nhiều người không còn xa lạ với thuật ngữ “Geisha” nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa chính xác của từ này. Ví dụ điển hình nhất là nhiều người nhầm “Geisha” cũng đồng nghĩa với “gái điếm”. Geisha phổ biến nhất tại Nhật Bản trong khoảng thế kỷ 18 - 19 và vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay. Geisha thực ra là những nghệ sĩ chuyên nghiệp và làm việc trong các quán trà truyền thống gọi là Ochaya của Nhật Bản.Từ “Geisha” trong tiếng Nhật có nghĩa là “nghệ sĩ”, những người này mua vui cho khách hàng trong các quán trà bằng những buổi biểu diễn nghệ thuật như ca hát, nhảy múa, chơi nhạc cụ và thực hiện nghi lễ trà đạo. Theo truyền thống, các Geisha được đào tạo từ khi còn rất nhỏ và trải qua quá trình học tập rất gian khổ.

Núi Thần Đinh, huyền tích về một cõi tâm linh

Hình ảnh
Núi Thần Đinh ở thôn Rào Đá, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Núi này còn gọi là Bất Nghĩa Sơn . Cách TP Đồng Hới khoảng 25km về phía Tây Nam và cách đường Hồ Chí Minh nhánh Đông 3km, ngọn núi này mang nhiều huyền tích về một cõi tâm linh, từng được người xưa coi là “chốn đa Phật”. Trên núi còn nhiều di tích của một ngôi chùa khá tiếng tăm, liên quan đến câu chuyện về chiếc chuông đồng của vua Càn Long đem phụng cúng cho chùa vì tiền kiếp của mình... Trông xa núi mang hình một chiếc yên ngựa. Núi nằm ở độ cao 405m so với mực nước biển và mất chừng khoảng 40 phút leo qua 1260 bậc đá để lên đến Chùa Non (còn có tên Kim Phong). Chùa được xây dựng vào năm 1701. Ở đây tồn tại tấm bia đá lập vào thời Minh mạng thứ 11 (1830) ghi chép về chùa. Trước cửa chùa có giếng nước trong vắt, mát ngọt, không bao giờ cạn được gọi là giếng Tiên. Giếng nằm ngay giữa bốn bề là đá khô khốc, vậy mà không biết nước có từ đâu để giếng luôn đầy cho dù là vào những năm nắng nó