Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 1 2, 2015

Châu Á hút hồn qua ống kính nhiếp ảnh gia Thái

Hình ảnh
Ở những nơi đi qua, Weerapong đều ghi lại hình ảnh của thiên nhiên và con người với màu sắc tươi vui và giàu cảm xúc. Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia người Thái Lan Weerapong Chaipuck chia sẻ sau quãng thời gian đi du lịch khắp châu Á với những góc nhìn thật độc đáo nhưng không kém phần đẹp mắt về cảnh quan và con người. Những nét văn hóa Á Đông hiện lên đậm nét xuyên suốt các khuôn hình đầy màu sắc. Bức ảnh được chụp tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) với hướng nhìn sang Cung điện hoàng gia dưới ánh hoàng hôn. Tác giả đã đặt chân tới hầu hết những cảnh sắc ngoạn mục nhất ở Đông Nam Á nhưng tái hiện dưới góc nhìn khác lạ. Với kỹ thuật nhiếp ảnh điêu luyện cùng cách xử lý ánh sáng ấn tượng, bộ ảnh của WeerapongChaipuck nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ của người xem. Bức ảnh chùa Borobudur trên núi tại đảo Java, Indonesia khi đàn chim trở về tạo nên khung cảnh huyền ảo cho cõi Phật. Thay vì tới những khu mua sắm tấp nập hay các danh thắng đông khách du lịch, Weerapong lựa chọn những

Lợi và hại của các phương pháp ăn kiêng

Hình ảnh
Lời khuyên khi ăn kiêng là: Đừng tăng hay giảm lượng chất béo bạn nạp vào cơ thể. Thay vào đó, hãy cân bằng giữa chất béo, protein, carbohydrate lành mạnh Những năm gần đây chứng kiến rất nhiều “phong trào” ăn kiêng các loại liên tục đổi chỗ cho nhau. Và mặc dù phần lớn trong các phương pháp ăn kiêng này có cơ sở khoa học, nhưng khi thực hiện trong thực tế đều đem đến những mặt trái khôn lường. “Các phương pháp ăn kiêng nảy sinh ra từ những điều có lý, nhưng vấn đề là con người chọn theo những con đường không hợp lý”. Heather Mangieri, chuyên gia dinh dưỡng ở Pittsburgh và người phát ngôn của Viện Dinh Dưỡng và Chế Độ ăn nói. Ngoài ra, Heather Mangieri cũng cho rằng việc nhiều người ăn kiêng cần phải cấm ngặt món X, Y, Z... nào đó sẽ dẫn tới cơ thể bị thiếu vitamin và chất để duy trì sức khỏe lâu dài. Low-Fat: Kiêng chất béo Bạn không thể ăn chất béo cả ngày mà vẫn mảnh mai và mạnh khỏe. Nhưng có những người đã kiêng chất béo tới mức độ cực đoan. Nhiều người áp dụng chế

Ba Lan đẹp hùng vĩ qua con mắt của nhiếp ảnh gia

Hình ảnh
Niềm yêu thích đặc biệt với thiên nhiên là cảm hứng và động lực để nhiếp ảnh gia trẻ Ba Lan cho ra đời những góc máy đẹp về chính nơi anh đã và đang sinh sống. Marcin Kesek, nhiếp ảnh gia 27 tuổi người Ba Lan đam mê chụp ảnh từ khi còn nhỏ. Anh đã tốn nhiều thời gian và công sức mới có thể hoàn thành được bộ ảnh tuyệt đẹp về Zakopane, nơi được mệnh danh là thiên đường mùa đông của Ba Lan. Đứng trên đỉnh núi ngắm nhìn hoàng hôn buông đem đến một cảm xúc khó tả. Zakopane cách thủ đô Warsaw của Ba Lan 500 km về phía Nam, nằm trong một thung lũng hẹp giữa dãy núi Tatra và đồi Gubałówka. Dãy núi Tatra ở Ba Lan quanh năm phủ đầy tuyết với những ngọn núi sắc nhọn và nhiều ao hồ, thác nước, thung lũng tuyệt đẹp. Đứng ở đỉnh núi này trông sang đỉnh núi khác sẽ thấy tuyết không bao giờ tan. Kesek cho biết, các bức hình của anh chú trọng đến ánh sáng, thứ ảnh hưởng đến toàn bộ phong cảnh được chụp trong ảnh. Thông thường, anh thường tới nơi quyết định chụp ít nhất khoảng một giờ t

Quả sấu: Những công dụng quý không phải ai cũng biết

Hình ảnh
Quả sấu không chỉ để nấu ăn, làm mứt, nước uống mà còn có tác dụng làm thuốc, ngay cả hoa, lá và vỏ sấu Chữa chứng ho : Dùng 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày. Làm tăng cường tiêu hóa:  Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn. Chữa say rượu:  Dùng 4 – 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống. Chứng nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng:  Lấy từ 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền. Hoặc có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường ăn trong ngày. Chữa lở ngứa:  Lá sấu rửa sạch, sắc lấy nước để chữa mụn loét, hoại tử, vết thương lâu lành. Thành phần của sấu : Quả sấu chín chứa 80% nước, 1%

Thăm địa danh có thật trong tiểu thuyết Kim Dung

Hình ảnh
Ngũ nhạc kiếm phái trong “Tiếu ngạo giang hồ” được phóng tác từ Ngũ nhạc danh sơn (5 ngọn núi linh thiêng) có thật ở Trung Hoa, gồm: Hoa Sơn, Thái Sơn, Hành Sơn, Hằng Sơn,Tung Sơn. 1. Hoa Sơn Hoa Sơn xuất hiện nhiều lần trong tiểu thuyết Kim Dung, và thường được đề cập đến với cụm từ Hoa Sơn luận kiếm. Kim Dung đã biến Hoa Sơn thành một địa điểm đầy uy lực trong giới võ lâm Trung Nguyên, khi miêu tả đây là ngọn núi để các cao thủ võ lâm tìm đến so tài cao thấp, giành lấy ngôi vị "Võ lâm chí tôn". Nếu là tín đồ của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, bạn sẽ chẳng ngạc nhiên với những lần “Hoa Sơn luận kiếm” của Đông tà Hoàng Dược Sư, Tây độc Âu Dương Phong, Nam đế Đoàn Trí Hưng, Bắc cái Hồng Thất Công và Trung Thần thông Vương Trùng Dương trong bộ “Anh hùng xạ điêu”. Hay khi tỉ thí võ công rồi kết tình bằng hữu giữa Âu Dương Phong, lúc này đã nhận Dương Quá làm con nuôi, với Hồng Thất Công giữa tuyết lạnh trong bộ Thần điêu hiệp lữ. Hoa Sơn nằm ở ngoại ô