Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 8 10, 2015

Đặc sản cá lìm kìm kho khô mùa nước lũ

Hình ảnh
Lìm kìm là loài cá sống nơi môi trường nước ngọt lẫn nước lợ. Cá thường xuất hiện vào mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cá lìm kìm có thân hình trụ thuôn dài (hoặc ngang hơi dẹp), màu trắng trong, mỏ dài như cây kẹp trông rất ngộ nghĩnh. Cá lìm kìm nước lợ con lớn (dài đến 2 – 3 tấc) so với cá lìm kìm nước ngọt (dài nhất khoảng 1 tấc). Mùa vụ cá lìm kìm vào khoảng đầu tháng Mười âm lịch. Ngư dân nơi đây thường ra khơi và dùng lưới để đánh bắt. Cá lìm kìm thịt ngọt, dai, ít xương nên ngoài việc chế biến những món ăn tươi sống hàng ngày, cá lìm kìm còn được làm khô nữa.  Khô cá lìm kìm  ngày nay là thứ  đặc sản  vì ngon và hiếm. Cá lìm kìm kho khô ăn cùng với tô canh rau tần ô cá thát lát mới thật đúng bài!. (Ảnh: BCT) Cá lìm kìm được các bà nội trợ “miệt vườn” khéo tay chế biến thành nhiều món ngon đậm chất vùng “đồng bằng sông nước” như: cá lìm kìm kho nghệ, nấu canh mướp hương, làm gỏi khô trộn xoài sống… Nhưng ngon phổ biến được mọi người ưa thích phải kể là:  Cá lìm kìm

Doanh nghiệp Việt: 'Cứ thích làm thuyền thúng, sao địch lại cá mập'

Hình ảnh
Họ chỉ như những chiếc thuyền thúng nhưng lại đang hăm hở hừng hực khí thế vươn ra biển lớn đầy sóng gió và bão tố. Thuyền thúng sao có thể ra biển lớn? Nhắc về chuyện đoàn kết doanh nghiệp Việt, một giám đốc doanh nghiệp lớn tại Việt Nam phải thốt lên đầy ngán ngẩm pha lẫn xót xa:  "Khó lắm, cực kỳ khó. Gì chứ chuyện liên kết các ông chủ doanh nghiệp cùng hướng đến chia sẻ lợi ích là rất khó. Chúng tôi cũng kết hợp xây dựng những lớp đào tạo doanh nhân, nhưng chủ yếu là nơi đào tạo những kiến thức đơn thuần, thật khó tìm được những kinh nghiệm thực tế từ các tổng giám đốc (CEO), giám đốc tài chính (CFO)… Đặc biệt,  hiện ở Việt Nam có không ít doanh nghiệp tồn tại được là nhờ vào các mối quan hệ thân quen”. Về góc độ đoàn kết để hướng ra biển lớn, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thiếu hẳn trào lưu "cá mập" tập đoàn như của Hàn Quốc, Nhật Bản… Khi một doanh nghiệp lớn đi đầu tư ở nước khác, họ sẽ kéo theo hàng loạt các  doanh nghiệp “chân rết”, từ ngân hàng, bán lẻ, đến c

Ngồi nhậu nhẹt thì được, bàn công chuyện thì anh nào biết anh nấy!

Hình ảnh
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không có sự liên kết với nhau. Bản thân các hiệp hội, đoàn thể cũng không có hoạt động gì đáng kể để gắn kết các doanh nghiệp lại với nhau. Làm giàu bằng mọi giá Lâu nay, thiếu đoàn kết, nương tựa lẫn nhau cùng tiến trong cạnh tranh với các đối thủ ngoài vẫn được coi là nhược điểm cố hữu có cộng đồng doanh nghiệp Việt. Thậm chí còn có nhận xét khá “nặng nề” khi cho rằng: "Cái dở tệ của người Việt Nam là thiếu đoàn kết trong hùn hạp làm ăn, lúc nào cũng muốn mình có cái gì, không nghĩ đến người khác cần cái gì, muốn cái gì”. Dưới góc độ một chủ doanh nghiệp, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Tổng giám đốc công ty Trung Nguyên từng cho rằng, các doanh nghiệp Việt thường cạnh tranh nhau ngay trên sân nhà mà không nghĩ rằng chính sự cạnh tranh đó làm mất khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. “Cạnh tranh như vậy sẽ được gì? Tại sao chúng ta không cùng nhau xây dựng thương hiệu để cạnh tranh vớ