Người Hà Nội 'ăn' Tết khác người Sài Gòn như thế nào?
Vốn đã có sự khác biệt về văn hóa, lối sống, ẩm thực hay cácđịa điểm ăn uống thì Sài Gòn và Hà Nội luôn có những điểm khác biệt thú vị, điều này càng thể hiện rõ hơn trong ngày Tết cổ truyền, với những điểm khác biệt thú vị như Sài Gòn bánh tét, Hà Nội bánh chưng, Sài Gòn kiêng chuối, Hà Nội kiêng trứng.
Có lẽ ít ai biết đến nhưng hai loài này cùng một họ, và nở theo mùa,đúng vàodịp Tết, chứ không mang ý nghĩa linh thiêng đặc biệt nào. Sở dĩ hai loài hoa được chọn chưng trong nhà vì đây là hoa thân gỗ, và lâu tàn hơn bất kỳ loài nào. Thú vị là màu sắc của hai loại hoa này phần nào thể hiện tính cách của người dân hai miền. Hoa mai vàng rực rỡ thể hiện sự năng động, trẻ trung của người Sài Gòn, sắc hồng của hoa đào trên những cành cây khẳng khiu như sự duyên dáng, khéo léo của người Hà Nội.
Sắc mai vàng rực rỡ phần nào thể hiện tính cách năng động của người Sài Gòn
Không biết từ bao giờ, bánh chưng trở thành một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền, với mong muốn một năm mới no đủ. Theo thời gian, đời sống càng no đủ và quỹ thời gian hạn hẹp lại, nhưng người người nhà nhà vẫn nấu bánh chưng bởi cái ý nghĩa thiêng liêng về việc sum họp gia đình gói bánh rồi nấu bánh đêm giao thừa. Vào miền Nam, cũng với cùng nguyên liệu: nếp, đậu xanh, thịt mỡ,… bánh tét với hình trụ dài cũng không ai biết lý do vì sao, có lẽ nó đã nằm trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam về một ngày Tết đoàn viên.
Gói bánh chưng – dịp để gia đình sum họp nhìn lại một năm đã qua.
Người Miền Nam với mâm ngũ quả đơn giản, phóng khoáng, sử dụng lối chơi chữ: Cầu-sung-dừa-đủ-xoài với mong ước cho một năm mới chỉ cần “vừa đủ xài”. Người Sài Gòn cũng kiêng chưng chuối, cũng từ ý nghĩa của từ đồng âm – một năm không được “chúi” xuống. Và theo thời gian, người miền Nam thoải mái hơn trong việc bày mâm quả, miễn sao đầy ăm ắp để một năm no đủ.
Mâm ngũ quả chuẩn miền Nam “cầu sung dừa đủ xài”
Ngược lại, với người miền Bắc, mâm ngũ quả phải được đúng 5 loại quả với 5 màu khác nhau, thông thường sẽ là màu xanh của chuối/táo, màu vàng cảu cam/quýt, màu hồng của táo tây, màu trắng của roi/mận/đào màu đen của hồng xiêm/nho đen/măng cụt. Nếu không đúng 5 loại quả, thì người miền Bắc cũng sẽ chọn số loại quả là số lẻ.
Đầu năm có thịt, cả năm có thịt – với một mong muốn cả năm ăn uống đầy đủ, điều này đã có từ rất lâu đối với người dân Việt Nam. Miền Bắc với những cái lạnh buốt được “tận dụng” tạo nên món thịt đông độc đáo, tăng thêm màu sắc cho cái Tết cổ truyền.
Món thịt đông – món ngon ngày tết độc đáo của người miền Bắc
Những điểm khác biệt trên có lẽ không phải ai cũng giải thích được tại sao, nhưng dù khác biệt gì, thì ngày Tết luôn là một trong những điều thiêng liêng nhất – một khởi đầu năm mới để sum họp và nhìn lại một năm đã qua.
1. Sài Gòn hoa mai, Hà Nội hoa đào
Có lẽ ít ai biết đến nhưng hai loài này cùng một họ, và nở theo mùa,đúng vàodịp Tết, chứ không mang ý nghĩa linh thiêng đặc biệt nào. Sở dĩ hai loài hoa được chọn chưng trong nhà vì đây là hoa thân gỗ, và lâu tàn hơn bất kỳ loài nào. Thú vị là màu sắc của hai loại hoa này phần nào thể hiện tính cách của người dân hai miền. Hoa mai vàng rực rỡ thể hiện sự năng động, trẻ trung của người Sài Gòn, sắc hồng của hoa đào trên những cành cây khẳng khiu như sự duyên dáng, khéo léo của người Hà Nội.
Sắc mai vàng rực rỡ phần nào thể hiện tính cách năng động của người Sài Gòn
2. Sài Gòn bánh tét, Hà Nội bánh chưng
Không biết từ bao giờ, bánh chưng trở thành một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền, với mong muốn một năm mới no đủ. Theo thời gian, đời sống càng no đủ và quỹ thời gian hạn hẹp lại, nhưng người người nhà nhà vẫn nấu bánh chưng bởi cái ý nghĩa thiêng liêng về việc sum họp gia đình gói bánh rồi nấu bánh đêm giao thừa. Vào miền Nam, cũng với cùng nguyên liệu: nếp, đậu xanh, thịt mỡ,… bánh tét với hình trụ dài cũng không ai biết lý do vì sao, có lẽ nó đã nằm trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam về một ngày Tết đoàn viên.
Gói bánh chưng – dịp để gia đình sum họp nhìn lại một năm đã qua.
3. Mâm ngũ quả ngày Tết
Người Miền Nam với mâm ngũ quả đơn giản, phóng khoáng, sử dụng lối chơi chữ: Cầu-sung-dừa-đủ-xoài với mong ước cho một năm mới chỉ cần “vừa đủ xài”. Người Sài Gòn cũng kiêng chưng chuối, cũng từ ý nghĩa của từ đồng âm – một năm không được “chúi” xuống. Và theo thời gian, người miền Nam thoải mái hơn trong việc bày mâm quả, miễn sao đầy ăm ắp để một năm no đủ.
Mâm ngũ quả chuẩn miền Nam “cầu sung dừa đủ xài”
Ngược lại, với người miền Bắc, mâm ngũ quả phải được đúng 5 loại quả với 5 màu khác nhau, thông thường sẽ là màu xanh của chuối/táo, màu vàng cảu cam/quýt, màu hồng của táo tây, màu trắng của roi/mận/đào màu đen của hồng xiêm/nho đen/măng cụt. Nếu không đúng 5 loại quả, thì người miền Bắc cũng sẽ chọn số loại quả là số lẻ.
4. Miền Nam thịt kho tàu, miền Bắc thịt đông
Đầu năm có thịt, cả năm có thịt – với một mong muốn cả năm ăn uống đầy đủ, điều này đã có từ rất lâu đối với người dân Việt Nam. Miền Bắc với những cái lạnh buốt được “tận dụng” tạo nên món thịt đông độc đáo, tăng thêm màu sắc cho cái Tết cổ truyền.
Món thịt đông – món ngon ngày tết độc đáo của người miền Bắc
Những điểm khác biệt trên có lẽ không phải ai cũng giải thích được tại sao, nhưng dù khác biệt gì, thì ngày Tết luôn là một trong những điều thiêng liêng nhất – một khởi đầu năm mới để sum họp và nhìn lại một năm đã qua.
Depplus/Báo Du lịch
Nhận xét
Đăng nhận xét