Thành tích xuất gạo sang Philippines: Mặn chát nước mắt nông dân!

(Thị trường) - Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất, còn Philippines tuy đứng thứ 2 nhưng lượng nhập khẩu từ Việt Nam tăng hơn 200% so với tháng 7.

Cụ thể, báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) mới đây cho biết, trong tháng 8, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất, chiếm hơn 37% số lượng nhưng không tăng so với tháng 7.

Còn Philippines tuy đứng thứ 2, chỉ chiếm 23% nhưng lượng nhập khẩu từ Việt Nam tăng hơn 200% so với tháng 7. Thị trường nhập khẩu xếp thứ 3 là châu Phi, chiếm gần 12%, Cuba chiếm gần 6%...

Theo đó, trong tháng 8/2014, Việt Nam xuất khẩu hơn 627.000 tấn, trị giá hơn 270 triệu USD, so với tháng 7/2014, số lượng xuất khẩu gạo tăng 1,87%, trị giá tăng 2,23%.

Về con số xuất khẩu sang Trung Quốc, vừa qua phía Trung Quốc cho biết sẽ cấm nhập khẩu gạo theo đường tiểu ngạch, trong khi gạo xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc từ trước đến nay, gạo qua đường tiểu ngạch vẫn chiếm ưu thế, có thời điểm được coi như cứu cánh đối với xuất khẩu gạo nói chung của Việt Nam.


Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất, còn Philippines tuy đứng thứ 2 nhưng lượng nhập khẩu từ Việt Nam tăng hơn 200% so với tháng 7.

Với thị trường Philippines vừa qua Việt Nam là nước đã thắng thầu cung cấp 800.000 tấn gạo sang Philippines khi đã đặt giá thầu thấp nhất, thấp hơn nhiều so với các nước như Thái Lan, Ấn Độ từ 28-32 USD/tấn. Sau đó mới tiến hành thu mua từ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã xin không tham gia vì mức thầu thấp, dẫn đến doanh nghiệp sẽ thua lỗ.

Như vậy, thành tích xuất khẩu tiếp tục tăng ở thị trường Philippines và với mức tăng "ấn tượng" lên đến 200% cho thấy gạo Việt vẫn chủ yếu ghi bàn nhờ mua rẻ bán rẻ.

Philippines "nắm thóp" chiêu bài xuất khẩu giá rẻ

Tuy nhiên, trong lần đầu thầu 500.000 tấn gạo mới đây nhằm cung cấp cho Philippines, có thông tin cho biết, Việt Nam đại diện là Tổng Công ty lương thực miền Nam Vinafood 2 dù đã đặt mức thầu thấp nhất vẫn không trúng thầu do giá trần mà Philippines đư ra vẫn thấp hơn con số 460 USD/tấn.

Lý giải điều này, các chuyên gia nông nghiệp, chuyên gia thương mại cho rằng, Philippines đã "nắm thóp" Việt Nam giật thầu bằng mọi giá nên đã đưa ra mức giá thấp như vậy.

Cụ thể, chuyên gia nông nghiệp GS Võ Tòng Xuân cho biết, trong thương vụ bán 800.000 tấn trước đó Việt Nam đã trúng thầu và mức giá rất thấp, thấp hơn mức giá các nước khác đưa ra từ 28-30 USD/tấn, việc chào thầu thấp như vậy đã tạo điều kiện để Philippines đưa ra mức giá trần quá thấp như trong đợt đấu thầu cung cấp 500.000 tấn lần này.

“Lần đấu thầu trước đó Việt Nam hớ rồi, Philippines biết Việt Nam ham giật thầu bằng mọi giá nên mới đưa ra mức giá sàn thấp. Tốt nhất Việt Nam không giật thầu. Trong trường hợp Philippines vẫn cương quyết mua với mức giá thấp hơn mức giá Việt Nam đã chào thầu thì Philippines có thể kiếm chỗ khác", GS Võ Tòng Xuân nói.

Đồng quan điểm, PGS TS Nguyễn Văn Nam - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại cho biết, đấu thầu cung cấp gạo cho Philippines từ trước đến nay Việt Nam luôn thắng thầu nhờ bỏ thầu mức giá thấp nhất.

Các Tổng công ty Lương thực miền Bắc Vinafood 1 và Tổng công ty Lương thực miền Nam Vinafood 2 đặt thầu rồi sau đó đặt hàng các doanh nghiệp trong nước. Các Tổng công ty lương thực muốn có lãi sẽ ép giá các doanh nghiệp thu mua gạo từ nông dân, doanh nghiệp thu mua gạo nếu muốn có lãi lại tiếp tục ép giá người nông dân, thu mua giá thấp.

“Nếu đưa ra phép tính để đảm bảo lãi cho nông dân cũng chỉ là để bao biện, giải trình. Các Tổng công ty Lương thực không bao giờ làm không công, họ chỉ làm để ăn chênh lệch giữa mua vào bán ra nên không thể mua đắt bán rẻ. Cuối cùng đẩy gánh nặng vào người nông dân”, PGS TS Nguyễn Văn Nam nói.

Hà Anh
Báo Đất Việt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cuộc sống của bộ tộc du mục biển cuối cùng trên TG

22 bức ảnh nude đẹp nhất của sao Việt

những con đường đẹp nhất hành tinh