Sững sờ ngắm những cây cổ thụ khổng lồ già nhất VN

Những cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi này không chỉ là biểu tượng văn hóa, lịch sử của dân tộc mà còn là những địa danh du lịch vô cùng kỳ thú.


Cây đa đại thụ 1000 năm tuổi trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), nơi từng được mệnh danh là "mắt thần Đông Dương". Cây cao khoảng trên 20m, có 9 rễ nhánh cắm chặt xcuoongs đất dài khoảng 12m cùng những hình thù khác nhau, tán lá chằng chịt, xum xuê. Bên cạnh cây đa cổ thụ, du khách còn có thể leo núi khám phá đỉnh Bàn Cơ huyền bí. Ảnh: Lao động


Vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ các chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước. Nơi đây đã có những khu gây giống tự nhiên đạt kết quả cho các loài chò chỉ, chò xanh, kim giao. Cây chò nghìn năm tuổi tại đây cao trên 60m với ba nhánh, bộ rễ cây ăn rộng cỡ 200m2 và ngoằn nghèo nổi trên mặt đất như những con trăn khổng lồ. Ảnh: Vietnamnay



Cây đa 13 gốc tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng được coi là cây đa cổ thụ khổng lồ trổ nhiều gốc nhất Việt Nam hiện nay. Tương truyền rằng, cây đa 13 gốc có miếu thờ đức Thổ Vượng, có công giúp dân làng khai phá đất đai, lập và giữ làng. Cây đa 13 gốc hiện là điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng, độc đáo của du khách bốn phương. Ảnh: haiphonginfo.vn

Những cây cổ thụ ngàn tuổi ở Việt Nam



Tại xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang có cây dã hương nổi tiếng được ước lượng đã phải hơn 1.000 tuổi rồi. Gốc cây to đến 8 người ôm, vòng đo điểm to nhất của thân cây là 11m, chỗ nhỏ nhất là 8,3m. Nhiều người cho rằng, nhờ có mùi hương của cây dã hương mà cư dân ở đây có một sức khỏe tốt, ít bị các các bệnh dịch truyền nhiễm.



Cây sống thọ nhất Việt Nam hiện nay thuộc về cây táu ở Phú Thọ 2.200 năm (có thông tin nói là 2.100 năm) có từ thời An Dương Vương ở TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ). Ngay từ khi được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam, Hội BVTN-MT trung ương và địa phương đã vận động, hướng dẫn nhân dân cùng chăm sóc cây theo khoa học. Nhờ tháo dỡ kịp thời những khối đât đá bị chèn ép quanh thân, mở rộng không gian sống, bón phân, loại bỏ nấm mốc và những cây ký sinh, cắt tỉa những cành bị sâu bệnh….nên mùa Xuân này “cụ” Táu hơn 2.000 tuổi đã có nhiều cành nảy lộc xum xuê.



Cây đa Tân Trào là một trong những điểm tham quan của Khu di tích lịch sử Tân Trào, thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Cây đa Tân Trào trước đây gồm 2 cây, được gọi là cây "đa ông" và cây "đa bà", mọc cách nhau khoảng 10m. Song cây "đa ông" bị bão thổi đổ, chỉ còn một nhánh nhỏ. Còn cây “đa bà” do tuổi cao cùng những biến động khắc nghiệt của thời tiết đã gần như chết khô, chỉ còn duy nhất một cành còn sống. Hiện nay cây đa Tân Trào đang hồi sinh trở lại do được chăm sóc khoa học, chu đáo hơn.

(Theo Trí thức trẻ)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cuộc sống của bộ tộc du mục biển cuối cùng trên TG

22 bức ảnh nude đẹp nhất của sao Việt

những con đường đẹp nhất hành tinh