Làm thế nào để dùng thẻ tín dụng mà không phải trả lãi cao?

Chị Hoàng Thanh Nga đau đầu vì lãi phải trả cho khoản tiền rút ra từ thẻ tín dụng gần đây. Chị cứ tưởng nếu sau 45 ngày không trả được số tiền đã rút thì ngân hàng mới tính “lãi cắt cổ”, hóa ra nhầm.


Trả lãi vì... hiểu nhầm

Với chiêu quảng cáo về thẻ tín dụng: chi tiêu trước, trả tiền sau, miễn lãi đến 45 ngày, thanh toán hàng hóa và rút tiền mặt dễ dàng… Ưu điểm vượt trội của loại thẻ này là chủ thẻ tín dụng chỉ phải trả lãi nếu sau 45 ngày số tiền mà khách hàng vay từ thẻ tín dụng không hoàn trả mới phải trả lãi. Cách thức này khiến nhiều chủ thẻ vô tư rút tiền ra tiêu mà không suy tính gì.

Chị Hoàng Thanh Nga đã rút 50 triệu từ thẻ tín dụng của mình, ngay lúc này chị đã mất 4% mỗi lần rút, tối thiểu là 80.000 đồng. Vậy với 50 triệu đồng đã rút ra phí rút tiền mặt là 2 triệu đồng, vì mỗi lần rút là 2 triệu đồng. Sau 30 ngày chị ngớ ra mình phải trả cả phần lãi của khoản này là hơn 1 triệu đồng (lãi tính theo ngày với mức 2,15%/tháng).

Là một chủ thầu của một công ty xây dựng, anh Nguyễn Hải Đăng cũng có trong tay vài thẻ tín dụng. Vì tính chất nghề nghiệp của xây dựng và thi công công trình nên lương trả cho công nhân theo tuần, tiền từ đối tác thì họ chỉ chuyển một phần nên "tiền tươi" khá hiếm. Anh Đăng dùng thẻ tín dụng như một phương thức vay tín chấp. Với hạn mức 200 triệu đồng, anh Đăng hằng tuần vẫn rút tiền từ thẻ tín dụng để trả công cho người lao động.

Anh Đăng cũng thừa nhận, lần đầu dùng thẻ tín dụng cũng hiểu sai về việc rút tiền mặt sẽ được miễn lãi 45 ngày. Lần đó anh phải trả gần 5 triệu tiền lãi vì hiểu nhầm.

Anh Đăng cho biết: “Dù lãi và phí rất cao nhưng phải chấp nhận, vì đây là cách vay tiền ngân hàng mà không cần tài sản đảm bảo mà lại rất nhanh. Nếu so với các hình thức vay khác ngay cả vay tín chấp thì mỗi lần vay là một lần xét hồ sơ, nhanh cũng phải mất vài tiếng. Còn với thẻ tín dụng chỉ cần ra cây ATM rút tiền về”.

Nếu đi công tác nước ngoài anh Đăng phải trả phí chuyển đổi ngoại tệ là 3% số tiền giao dịch

Tránh lãi cao

Các ngân hàng đang ồ ạt phát hành thẻ tín dụng, vì đây là khoản thu rất “đậm” từ loại thẻ này. Khác với dòng thẻ nội địa thường là thẻ ghi nợ, còn lọai thẻ tín dụng thường là các thẻ quốc tế nên có phí thường niên rất cao từ 350.000 đồng đến 1 triệu đồng. Nếu tính mức phí thường niên của thẻ bình quân là 500.000 đồng nhân với 100.000 thẻ mới phát hành thì ngân hàng đã thu về 50 tỷ đồng.

Ngoài ra, chủ thẻ tín dụng còn phải chịu rất nhiều các loại phí khác của thẻ này: phí đổi thẻ, phí tra cứu số dư, phí rút tiền (4%), phí đổi tiền (nếu muốn rút ngoại tệ), phí đổi mã pin, phí chậm thanh toán, phí tra cứu số dư… Những loại phí này đều được tính cao hơn so với thẻ nội địa.

Theo một chuyên gia về thẻ, để hưởng lợi từ thẻ tín dụng với 45 ngày không lãi suất, chủ thẻ nên dùng thẻ để mua sắm hàng hóa. Vì thẻ tín dụng chỉ áp dụng miễn lãi cho số tiền thanh toán qua thẻ khi khách hàng mua hàng hóa. Chẳng hạn, ngày lập bảng sao kê của chủ thẻ là ngày 14 hằng tháng và hạn thanh toán là ngày 29 hằng tháng. Nếu chủ thẻ thực hiện giao dịch mua hàng vào ngày 15/7 thì giao dịch này sẽ được thể hiện trên bảng sao kê của ngày 14/8 và ngày thanh toán tiền là ngày 29/8.

Tuy nhiên, nếu chủ thẻ mua hàng vào ngày 30/7 thì vẫn phải thanh toán vào ngày 29/8 và thời hạn ưu đãi cho giao này sẽ ít hơn 45 ngày, điều này chủ thẻ phải tìm hiểu kỹ để tránh phải trả lãi do không hiểu biết, chuyên gia về thẻ trên nhấn mạnh.

Infonet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cuộc sống của bộ tộc du mục biển cuối cùng trên TG

22 bức ảnh nude đẹp nhất của sao Việt

những con đường đẹp nhất hành tinh