Cây cầu tuyệt đẹp trên ngọn núi lâu đời nhất thế giới
Nhìn từ xa, cây cầu Linn Cove Viaduct uốn mình như một con rắn trườn quanh sườn núi Grandfather, Bắc Carolina, Mỹ.
Linn Cove Viaduct là một cây cầu phân đoạn, dài 379 mét. Nhìn từ xa, cây cầu uốn mình như một con rắn trườn quanh sườn núi Grandfather, Bắc Carolina, Mỹ. Hoàn thành vào năm 1987 với chi phí 10 triệu USD, phần cuối tiếp giáp đại lộ Blue Ridge Parkway được coi là một thách thức lớn nhất trong quá trình xây dựng cây cầu.
Cây cầu cạn này được xây dựng để giảm thiểu những thiệt hại đối với ngọn núi lâu đời Granfather, mà một con đường cũ xuyên qua đã từng gây ra. Với bảy trụ cột lớn, cầu Linn Cove Viaduct gần như trôi nổi trong không gian mà không gây ảnh hưởng đến vùng đất bên dưới. Nhằm giảm tác động đến môi trường xung quanh, chính quyền địa phương đã không xây dựng con đường nào để vận chuyển các thiết bị nặng. Những phân đoạn của cầu bê tông được đúc sẵn ở một cơ sở gần đó và vận chuyển đến khu vực xây dựng cầu, nơi mà mỗi phần được lắp vào vị trí bằng một cần cẩu tùy chỉnh đặt trên hai cạnh của cấu trúc hiện có.
Khi các kỹ sư bắt đầu xây dựng tuyến đường quốc gia Blue Ridge Parkway vào năm 1935, họ nhận ra rằng, xây dựng đại lộ phù hợp với địa hình, đặc biệt là khu vực Black Rock của ngọn núi Grandfather. Toàn bộ khu vực gồm lượng lớn những tảng đá, nứt gãy và lỏng lẻo, do đó việc xây dựng đường bộ theo cách thông thường sẽ không thể áp dụng được.
Một yếu tố quan trọng gây nhiều tranh cãi là mối quan tâm đến môi trường. Các kỹ sư đã phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa: Làm thế nào để xây dựng một con đường ở độ cao 4.100 mét mà không gây ảnh hưởng đến một trong những ngọn núi lâu đời nhất thế giới? Các nghiên cứu, đề án kỹ thuật đã được thông qua đầu những năm 70, trong đó có kế hoạch xác định tuyến đại lộ chạy qua khu vực này. Cuối cùng, các kiến trúc sư cảnh quan Công viên Quốc gia và kỹ sư Quản lý đường cao tốc liên bang Mỹ đã tán thành đề án xây dựng đường trên cao hoặc cầu nối nếu có thể, để loại bỏ việc khoan cắt, phá hủy núi.
Linn Cove Viaduct là cây cầu thứ hai trong lịch sử được xây dựng theo nhịp hẫng. Để bảo vệ địa hình mong manh, tất cả quá trình xây dựng được thực hiện từ trên xuống và máy móc không được hạ sâu hơn 15m từ các điểm dựng cột trụ.
Các đoạn cầu được chở bằng xe tải từ một khu vực lưu trữ, đặt trên phần hoàn thành của cầu gần đó, đến cuối dầm cầu. Một cần cẩu chân cứng được sử dụng để nâng và hạ các đoạn cầu xuống đỉnh những chân trụ.
Các nhà thầu đã phát triển một hệ thống sưởi ấm đặc biệt làm nóng các bộ phận cầu để tiếp tục làm việc qua mùa đông. Bê tông được sử dụng trong việc nhuộm cầu Viaduct bằng một chất nhuộm màu oxit sắt đặc biệt, để hòa hợp với màu sắc của những tảng đá và vách đá một tỉ năm tuổi bao quanh nó.
Cây cầu được hoàn thành vào tháng 11 năm 1987 với chi phí cuối cùng là 10 triệu USD. Kể từ đó, cây cầu đã nhận được 11 giải thưởng thiết kế.
Xem một số hình ảnh cây cầu đã được hoàn thành:
Theo libero
Nhận xét
Đăng nhận xét