5 vũ khí nguy hiểm nhất của Lục quân Trung Quốc

Mặc dù lực lượng lục quân Trung Quốc đã cắt giảm 60% từ năm 1980 đến nay nhưng bù lại nó được bổ sung thêm nhiều vũ khí hiện đại nên đã tăng cường đáng kể sức mạnh chiến đấu.

Theo National Interest: Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang trong giai đoạn mở rộng. Thực tế, trước sự trỗi dậy về quân sự vào thời điểm Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, quân đội Trung Quốc đã ý thức hơn trong việc chuyển từ một lực lượng quân đội chủ yếu là nhân lực thành một lực lượng quân đội được trang bị thiết bị vũ khí công nghệ cao. Tính từ năm 1980, số lượng người đã thu hẹp lại khoảng 60%.

Không chỉ vậy, quân đội Trung Quốc cũng chuyên nghiệp hơn với khả năng sử dụng tốt các loại vũ khí lợi hại như: xe tăng, tên lửa và xe lội nước mới, nhằm mục đích trở thành lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới. 

Dù lực lượng Hải quân và Không quân là thế mạnh của Trung Quốc, tuy nhiên, trong nhiều tình huống, Lục quân lại là yếu tố quyết định. Và đây là 5 loại vũ khí trên mặt đất nguy hiểm nhất của quân PLA:

Xe tăng chiến đấu chủ lực ZTZ-99

ZTZ-99 là thế hệ thứ ba và hiện cũng là chiếc xe tăng hiện đại nhất của Trung Quốc. Được thiết kế vào đầu những năm 1990, ZTZ-99 mang nhiều nét tương đồng với mẫu của phương Tây và Nga. Số lượng sản xuất không cao, từ 200 đến 300 chiếc được chế tạo.

Cụ thể hơn, tháp pháo của ZTZ-99 giống như trên chiếc T-72 của Liên Xô. Súng chủ lực kích thước 125mm cũng là bản sao từ chiếc 2A46 của Liên Xô, tuy nhiên, Trung Quốc đã cải tiến để có thể bắn 8 viên đạn trong 1 phút. Ngoài ra, còn có súng máy phòng không 12,7mm để chống lại các mục tiêu trên không và súng máy đồng trục 7,62mm.




Xe tăng ZTZ99 trang bị trong quân đội Trung Quốc.

ZTZ-99 được trang bị động cơ diesel, bản sao động cơ của Đức, cho công suất 1.500 mã lực và mang đến sức mạnh lớn hơn chiếc M1 Abrams của Mỹ.

Vỏ giáp của chiếc xe tăng này dường như là một bí ẩn, hình dáng mạnh mẽ của xe bị chiếc áo giáp này che lấp, đặc biệt là trên các tháp pháo và thân trước. Khả năng có lẽ là giống với chiếc T-72 cộng với một lớp hỗn hợp bên ngoài do Trung Quốc thiết kế. Phiên bản mới nhất của ZTZ-99 được đồn đại rằng nó có hệ thống bảo vệ tích cực, nhưng không có thông tin chi tiết.

Tên lửa đất đối không Hongqi-9 (HQ-9)

Bắt đầu hoạt động từ năm 1997, loại tên lửa này sẽ thay thế các mẫu lỗi thời như HQ-2, tên lửa dẫn đường SA-2 của Nga phiên bản Trung Quốc.

HQ-9 được thiết kế để bắn hạ tên lửa hành trình, máy bay và tên lửa đạn đạo. HQ-9 có tầm bắn 100 km. Hệ thống tên lửa và radar HQ-9 giống Patriot của Mỹ, có thể phát ra khí thải điện tử, làm cho máy bay khó phát hiện. 

Tổ hợp HQ-9 của Trung Quốc.

Hệ thống radar mảng pha HT-233 của HQ-9 giống như hệ thống radar của Patriot, có khả năng theo dõi nhiều mục tiêu. Năng lượng của HQ-9 cũng có thể được kết hợp với hệ thống radar nhằm tìm kiếm ở tầm thấp và các mục tiêu tàng hình.

Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã cải tiến bằng cách chọn hệ thống FD-2000, phiên bản xuất khẩu của HQ-9, cho hệ thống tên lửa tầm xa đất-đối-không trên toàn quốc. FD-2000 đánh bại một số đối thủ như Patriot của Mỹ, hệ thống SAMP/T Aster của châu Âu và S-300 của Nga. Vấn đề chính là giá trị của nó ít hơn 1 tỷ đô la so với giá của tên lửa Phương Tây. Tuy nhiên, thỏa thuận này không được kí kết và các cuộc đàm phán về chuyển giao công nghệ cũng gặp trở ngại.

Tên lửa chống tăng Hồng tiễn HJ-8

HJ-8 là tên lửa chống tăng thế hệ thứ hai được phát triển để tiêu diệt xe bọc thép. Được triển khai lần đầu vào giữa năm 1980, HJ-8 hiện tại là tên lửa chính của PLA. Mặc dù công nghệ khá cũ, nhưng nó là một thiết kế hiệu quả đang được lực lượng nổi dậy chống chính phủ ở Syria sử dụng.


Tên lửa chống tăng Hồng tiễn HJ-8.

HJ-8 là tên lửa chống tăng trung bình trong lớp TOW-II của Mỹ và Milan của châu Âu. Tầm bắn giống TOW-II, nhưng tính di động lại tương đồng với tên lửa Milan. Hệ thống phóng gồm bốn phần: giác kê hồng ngoại, chân máy, đơn vị theo dõi và tên lửa, với tổng trọng lượng chỉ hơn 70 kg. HJ-8 có tầm bắn từ 100m đến 6.000m.

Bất lợi của HJ-8 và nhiều tên lửa chống tăng cũ là người vận hành phải lộ diện trong khi tên lửa đang bay. Trong cuộc chiến giữa Ả Rập-Israel, Israel đã phát hiện ra vụ phóng tên lửa chống tăng qua một đám mây bụi lớn, và đuôi bụi khói lửa của tên lửa khi nó bay. Người sử dụng HJ-8 vẫn phải có mặt khoảng 9 giây trước khi tên lửa vươn tới mục tiêu 2.000m.

Không giống như 4 loại vũ khí trong danh sách này, tên lửa HJ-8 đã được sử dụng trong chiến đấu, cụ thể là ở Syria. Lực lượng nổi dậy đã sử dụng nó để phá hủy xe bọc thép của chính phủ.

Tên lửa đất đối không QW-1

QW-1 là tên lửa phòng không vác vai (MANPADS), có khả năng tấn công các mục tiêu trên không ở tầm thấp và cự ly gần. Tên lửa này được sản xuất bởi Công ty Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị Trung Quốc.

Tên lửa vác vai QW-1 của Trung Quốc.

QW-1 có tầm bắn từ 500 đến 5.000 m, hoạt động ở độ cao từ 30 đến 4.000m. Thiết kế ban của tên lửa sử dụng đầu dò hồng ngoại để đuổi theo mục tiêu, tuy nhiên, phiên bản sau này đã được kết hợp công nghệ tìm kiếm bằng tia cực tím. Những phiên bản mới hơn của loại tên lửa này có thể phân biệt kè thù và bạn bè với khả năng hủy diệt 70%.

Toàn bộ tên lửa QW-1 dài 1,45 m và trọng lượng chỉ 17 kg. Ngoài ra còn có phiên bản tên lửa FB-6A được gắn trên xe tăng Humvee. Phiên bản QW-1 xuất khẩu, có tên là FeiNu (Flying Crossbow)-6, đã được sử dụng rộng rãi ở Syria để tiêu diệt máy bay tầm thấp.

Xe tăng lội nước Z Series

Năm 2006, Lục quân Trung Quốc công bố thành viên mới là xe lội nước ZBD-2000. Loại xe tăng này có thể chứa được 3 người vận hành và vận chuyển được 8 thủy quân lục chiến.

Đáng lưu ý ZBD-2000 không những có thể đổ bộ mà còn có thể đi trên mặt nước với tốc độ lên đến 45 km/h. Chiếc xe còn được trang bị động cơ phản lực ở đầu và đuôi để có thể mở rộng vận hành như thủy phi cơ trên mặt nước. Nó cũng có tốc độ lên đến 65 km/h trên đất liền.


Một chiếc xe tăng lội nước của Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, ZBD-2000 có tháp pháo được trang bị một khẩu pháo 30mm và súng cáp đồng trục 7,62 mm. Nó cũng gắn 2 tên lửa chống tăng HJ-73. Các khẩu 30mm có thể bắn ra trên mặt nước. Tiếp theo, phiên bản xe tăng hạng nhẹ, ZTD-05, có 4 phi hành đoàn và được trang bị một khẩu súng nòng rãnh 105mm. Súng bắn được khi xe đang vận hành trên đường thủy và có khả năng bắn tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser.

Dòng Z-Series vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể được sử dụng không chỉ chống lại cuộc xâm lược Đài Loan, mà còn ở vùng Biển Đông và Hoa Đông. Thêm vào đó, Trung Quốc cũng có tàu đổ bộ Type 071 có thể chở được ZBD-2000. Một lực lượng được trang bị với các thiết bị thông tin liên lạc và tên lửa chống tăng dẫn đường có thể đánh bại tàu của đối phương.

Quế Nguyễn
Người Đưa Tin

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cuộc sống của bộ tộc du mục biển cuối cùng trên TG

22 bức ảnh nude đẹp nhất của sao Việt

những con đường đẹp nhất hành tinh