40 năm Watergate, vụ bê bối rung chuyển nước Mỹ

Vụ Watergate đã làm rung chuyển nước Mỹ và một số cải cách được ban hành sau vụ bê bối này vẫn còn để lại dư âm cho tới ngày nay.


Khách sạn Watergate: Nơi FBI bắt được 5 tên "kẻ trộm" và khởi đầu vụ bê bối Watergate làm rung chuyển nước Mỹ

Ngày 9/8 tới đánh dấu 40 năm ngày Tổng thống Mỹ Richard Nixon từ chức. Ông Nixon từ chức vì dính líu đến vụ bê bối Watergate và vụ bưng bít sau đó, bắt đầu khi những nhân viên phụ trách vận động tranh cử của đảng Cộng hòa đột nhập vào trụ sở của Đảng Dân chủ trong tòa nhà văn phòng Watergate ở thủ đô Washington vào tháng 6/1972.

Diễn biến vụ Watergate

Vụ việc xảy ra vào thời điểm Chiến tranh Việt Nam, khi chính quyền Nixon đã lạm dụng quyền lực để ngăn cản phong trào phản chiến và lực lượng chính trị đối lập là Đảng Dân chủ.

Sau khi bắt 5 "tên trộm" đột nhập văn phòng của Đảng Dân chủ tại Khách sạn Watergate (Washington D.C.) vào ngày 17/6/1972, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) lần ra manh mối của chiến dịch do thám này. Đó chính các nhân vật thân cận của Tổng thống Nixon, cùng với Ủy ban vận động bầu cử của ông đã tổ chức vụ đột nhập nhắm vào đối thủ chính trị là đảng Dân chủ.

Tuy nhiên, kết quả điều tra của FBI đã bị ỉm đi dưới những âm mưu che đậy của Nhà Trắng cho tới khi hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post phanh phui công bố trên mặt báo.


Nhân vật giấu tên cung cấp thông tin có mật danh "Deep Throat" đã được công bố danh tính vào tháng 5/2005 và đó là một cựu nhân viên FBI Mark Felt.

Nhân vật giấu tên cung cấp thông tin có mật danh "Deep Throat" đã được công bố danh tính vào tháng 5/2005 và đó là một cựu nhân viên FBI Mark Felt.

Quốc hội Mỹ bèn lập ủy ban điều tra. Những cuốn băng ghi âm của Nhà Trắng chứng tỏ Tổng thống Nixon có dính líu trong vụ bưng bít nói trên, khi ông ra lệnh cho các phụ tá bảo CIA nói dối FBI trong một nỗ lực nhằm ngăn cuộc điều tra vụ Watergate.

Tổng thống Nixon ngậm ngùi tuyên bố từ chức

Trước nguy cơ bị quốc hội phế truất, ngày 9/8/1974, Tổng thống Nixon tuyên bố từ chức. Đêm 8/8/1974, Tổng thống Richard Nixon xuất hiện trước ống kính truyền hình tại Phòng Bầu dục và tuyên bố ông sẽ từ chức vào ngày hôm sau: "Tôi chưa bao giờ là người bỏ cuộc. Rời khỏi văn phòng này trước khi hoàn thành nhiệm kỳ của mình là ý nghĩ làm tôi căm ghét bản thân mình. Nhưng là tổng thống, tôi phải đặt lợi ích của nước Mỹ lên hàng đầu”.


Trước nguy cơ bị quốc hội phế truất, ngày 9/8/1974, Tổng thống Nixon tuyên bố từ chức.

Một số phụ tá của ông Nixon đi tù vì tội lạm quyền trong vụ bê bối Watergate. 

Tân tổng thống Gerald Ford đã tìm cách trấn an nước Mỹ vừa chứng kiến lần đầu tiên trong lịch sử, một tổng thống buộc phải từ chức. Ngôn từ của ông giản đơn nhưng hùng hồn: “Đồng bào Mỹ của tôi, cơn ác mộng dài của quốc gia chúng ta đã chấm dứt. Hiến pháp của chúng ta vẫn nguyên giá trị. Nền cộng hòa vĩ đại của chúng ta là một chính phủ của luật pháp chứ không phải của con người. Nơi đây, người dân ngự trị”.

Sau đó, Tổng thống Ford đã ân xá cho ông Nixon khỏi phải chịu bất kỳ trách nhiệm hình sự nào, một quyết định có lẽ đã khiến ông thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1976, với chiến thắng thuộc về ứng viên đảng Dân chủ Jimmy Carter.

Bước ngoặt quan trọng trên chính trường Mỹ

Allan Lichtman, giáo sư sử học chuyên nghiên cứu về các đời tổng thống Mỹ thuộc American University, nói rằng vụ bê bối Watergate là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử chính trị của Mỹ.

Giáo sư Lichtman nói: "Watergate vẫn mang ý nghĩa hết sức to lớn. Cho đến giờ vụ này vẫn là nỗ lực toàn diện nhất của một tổng thống và chính quyền của ông ta làm xói mòn tiến trình dân chủ”.


Phóng viên của báo Washington Post đã phanh phui vụ Watergate và dẫn đến cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ.

Ông Lichtman ca ngợi các nhà báo dũng cảm điều tra vụ Watergate: “Nếu không nhờ những bài báo của Bob Woodward và Carl Bernstein và nguồn tin nội bộ của họ, thì Nixon có lẽ đã thoát hiểm”.

Vụ bê bối Watergate cũng dẫn tới việc quốc hội ban hành cải cách về hệ thống tài chính trong chiến dịch tranh cử, mặc dù một số những cải cách này mới đây đã bị Tòa án Tối cao bác bỏ.

Vụ Watergate cũng mở ra một kỷ nguyên chính trị mới, với nước Mỹ trở nên chia rẽ hơn và phân cực hơn trong những năm gần đây.

Nhà phân tích chính trị Norman Ornstein, tham gia một cuộc thảo luận gần đây về vụ bê bối Watergate tại Viện Doanh nghiệp Mỹ tại Washington, nói: "Những gì tôi thấy hiện nay là sự phân hóa phe phái, không chỉ đơn giản là phân cực. Đó là điều mà chúng ta chưa từng chứng kiến ở nước Mỹ kể từ thời kỳ nội chiến".

Bốn mươi năm đã trôi qua và người Mỹ đã thay đổi suy nghĩ của họ về vụ bê bối Watergate. Năm 1974, có đến 59% người Mỹ phản đối quyết định của Tổng thống Ford ân xá cho Richard Nixon. Nhưng đến năm 2002, một cuộc khảo sát của ABC News cho thấy 59% tin rằng ông Ford đã làm điều đúng đắn khi ban hành quyết định ân xá như một phần của nỗ lực thống nhất đất nước, sau một trong những vụ bê bối chính trị tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ.

Đời Sống Pháp Luật

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cuộc sống của bộ tộc du mục biển cuối cùng trên TG

22 bức ảnh nude đẹp nhất của sao Việt

những con đường đẹp nhất hành tinh