Văn hóa sống trong đá ở Hà Giang

Người Mông ở Đồng Văn, Mèo Vạc, Hà Giang không chỉ sống với đá, xây nhà bằng đá mà còn tạc lên những hàng rào đá tuyệt đẹp. Cuộc sống đá đã chắt chiu cho dân bản một nét văn hóa mà người miền xuôi hoa mỹ gọi là văn hóa trên những hàng rào đá.


Trăm hoa đua nở bên những hàng rào đá. (ảnh: Ngô Hoàng Long)

Chẳng biết tự bao giờ đồng bào Mông trên cao nguyên Hà Giang sống chung với đá, buồn vui với đá và khi rời bỏ thế gian này họ cũng trở về với đá. 
Người vùng xuôi có hàng rào tre, hàng rào, dâm bụt, hàng rào gai…để xác định ranh giới sử dụng đất của người này với người kia. Người vùng cao cũng có hàng rào, và được xếp bằng đá, không chỉ để phân ranh giới sử dụng mà còn là để bảo vệ tài sản và làm đẹp cho ngôi nhà.


Hàng rào đá để phân định ranh giới chứ không phải ngăn cách tình người. (ảnh: Ngô Huy Hòa)

Bản thân cái hàng rào đá cho ta bao nhiêu màu sắc: Bên cạnh màu xanh màu sẫm là màu sáng của hòn đá trắng; bên này khác xa ánh mặt trời, hòn đá như mã não, kia như ánh lên phát sáng.Tường nhà hắt ra màu vàng cam, đối lập là cái màu nâu xỉn xung quanh, đất nương để ải cùng mầu với tường nhà; thấp thoáng bên kia mấy cây hoa gạo bung hoa đỏ.


Bản thân hàng rào đá cho ta bao nhiêu sắc màu. (ảnh: Trantulinh7306)

Hàng rào đá có khi được xếp đến cả năm trời mới xong. Đầu tiên là việc chọn đá, càng phẳng càng tốt, càng vuông càng tốt, nếu không có thì lấy cả hòn ba cạnh, thậm chí hòn đá không có cạnh nào. Tường đá được xếp theo hình tháp chân để càng to tường càng vững. Ngoài phần trang trí và đề phòng mất trộm nghe đâu người Mông muốn xếp cho gia đình hàng rào đá chắc chắn còn ngăn được các con ma ác không thể vào được để làm hại người và gia súc.


Túp lều lí tưởng. (ảnh: tapchi.guu.vn)

Con trai Mông 10 tuổi đã bắt đầu học cách xếp đá để làm hàng rào, xếp đá để giữ cho nắm đất nhỏ nhoi ở lại với gốc ngô trên núi cao. Bức tường đá này hoàn toàn không được gắn kết bằng bất kì thứ nguyên liệu nào nhưng độ bền bỉ và vững chãi của nó thì không thể chê vào đâu được. 


Đá che chở cho vạn vật sinh sôi. (ảnh: Hoàng Long)

Để sinh tồn và phát triển qua bao đời, người dân Cao nguyên đá, đặc biệt là đồng bào Mông đã trở thành những chủ nhân biết thuần phục đá, biến những bất lợi của đá trở thành những ưu điểm chở che cho sự sinh sôi trên miền đá. 


Mong mẹ về chợ. (ảnh: Hoàng Long)

Rào đá nhìn có vẻ rất đơn giản nhưng làm rào đá thì không hề đơn giản. Để có được bức rào đá bao quanh một ngôi nhà và mảnh đất rộng 200-300 m2, có thể mất đến cả tháng trời đập đá, khuôn đá, xếp đá và làm một chiếc cổng gỗ lợp mái ngói hoặc cỏ gianh, dán giấy đỏ. Rào đá có độ dày khoảng 50-60cm và có thể cao ngang mặt một người bình thường (khoảng 1,6m).


Mận bung nở trắng xóa. (ảnh: dongvan.gov.vn)

Mùa xuân đến, bên những hàng rào đá thường được nhuốm đủ màu sắc: từ những vuông thổ cẩm, váy mang ra hong nắng để du xuân. Hàng rào đá xếp lên để tạo không gian riêng cho những luống cải vàng hay nơi nhốt những đàn dê sau mỗi buổi chăn thả. Đâu đó cành mận đầu hồi bung nở trắng tinh khôi. 

Xem bộ phim nổi tiếng “ Chuyện của Pao” ta bắt gặp một tình yêu qua hàng rào đá thật lãng mạn.


Có nét nguyên sơ nơi miền đá .(ảnh: Chimcute) 

Nếu có dịp đến một bản Mông trên cao nguyên đá, các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tận mắt chứng kiến nét văn hóa sống trong đá độc đáo của người dân nơi đây.

Châu Khoa
Tổng hợp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cuộc sống của bộ tộc du mục biển cuối cùng trên TG

22 bức ảnh nude đẹp nhất của sao Việt

những con đường đẹp nhất hành tinh