Phụ huynh hiến kế 'bắt sống' trường rút ruột tiền ăn của trẻ

“Các mẹ ơi, em mất niềm tin và bàng hoàng quá. Làm sao để biết con ăn gì bây giờ khi vào trường thì bảo vệ đóng cổng, camera chỉ xem lượng chứ không xem chất được”?

Nhiều đã bức xúc chia sẻ khi đọc bài viết “Mẹ bật khóc khi thấy khẩu phần ăn của con”, đăng trên báo.

“Bật” tại chỗ

Chỉ 2 ngày sau khi đăng tải, có gần 2 nghìn lượt chia sẻ bài viết và hàng nghìn lượt comment qua giadinh.net.vn cùng một trang web liên quan đến trẻ em. Hàng trăm ông bố bà mẹ bàng hoàng, lo lắng, không biết con mình ở trường có bị rơi vào tình huống bị “rút ruột”.

Một số phụ huynh đã hiến kế cách “bắt sống” trường “rút ruột” tiền ăn của con. Độc giả Minh Sơn cho biết, gia đình vừa cho bé thứ 2 (19 tháng) đi nhà trẻ. Đăng kí cho con ăn sáng ở lớp nhưng có hôm bắt gặp thấy con ăn mì tôm chay, không thịt. Vì vậy, từ nay trở đi, gia đình sẽ phải mang cháo sáng cho con.

“Mặc dù không phải giải pháp tối ưu nhưng nếu các mẹ muốn biết cô "rút ruột" không, cứ đột ngột phóng thẳng đến bữa ăn của con ở lớp để xem chất lượng”, độc giả Minh Sơn nói.


Cháo của các bé (Ảnh: Phụ huynh cung cấp).

Một giáo viên mầm non cho biết: “Em khuyên các chị, nếu phát hiện được gì thì bật tại chỗ. Mưu cao hơn, hãy cùng một số phụ huynh chung cảnh ngộ tập hợp đủ chứng cứ rồi làm ầm lên. Mình cứ nhịn cho qua thì chỉ khổ con cháu. Các cô thấy mình ghê gớm, thì cũng phải kiềng con mình hơn ạ. Nhưng em mong là các anh chị có thể tìm được nơi nào thức ăn tốt hơn một chút, chăm tử tế hơn một chút”!

Nhiều phụ huynh chia sẻ kinh nghiệm, không nên phó thác toàn bộ của con cho cô. Mẹ chịu khó tập cho con dậy sớm, cho con ăn sáng và uống sữa ở nhà rồi mới cho đi học. “Nhóc nhà mình 5h30 dậy, 6h ăn sáng thường ăn nhẹ, 6h30 uống sữa, 6h45 đi học. Nhóc nhà mình thuộc dạng biếng ăn, nhưng uống sữa tốt, nên giờ 5 tuổi cũng được 23kg”, chị Liên cho biết.

Để hạn chế việc trẻ con bị ăn bớt sữa, độc giả Duy Anh cho rằng: “Bé nhà mình đi trẻ lúc 18 tháng. Kinh nghiệm mang theo sữa nhà mình, các mẹ chuẩn bị sẵn các phần sữa vào bình luôn. Mang bình đến lớp chỉ nhờ cô đổ nước vào pha. Còn sữa tươi hay sữa công thức pha sẵn, các mẹ hãy bóc 4 góc của hộp sữa ra, ghi tên con lên đấy. Làm như vậy, cô có muốn mang sữa về bán hay biếu cho người khác cũng ngại”.

Cầu lương tâm thức tỉnh

Bà Phạm Thị Cúc Hà, Giám đốc Chương trình Mầm non, Trường mầm non song ngữ Jusst Kids cho biết, đối với mầm non, khẩu phần ăn quá quan trọng. Khẩu phần ăn được đặt lên quan trọng hàng đầu. Trẻ mầm non ở trường là chính nên khẩu phần ăn phải đáp ứng tối thiểu 80%.


Canh rau lõng bõng (Ảnh: Phụ huynh cung cấp).

Theo bà Hà, nếu trẻ nào không ăn tối và không ăn sáng ở nhà thì khẩu phần đó là 100%. Ở tuổi mầm non, sức khỏe và độ an toàn phải trên hết. Ăn uống đủ dinh duỡng, trẻ mới lớn và chống chọi với bệnh tật, để vui chơi. Vậy nên dễ hiểu vì sao, quy định của Bộ GD&ĐT đưa ra, ở mầm non, giáo viên tuyệt đối không được ăn bớt khẩu phần và làm việc riêng trong giờ dạy.

Một số phụ huynh khác nhận định, việc vào tận nơi mục sở thị bữa ăn của con như bạn Minh Sơn nói không dễ, nhất là với trường công lập. Theo chị Mai Ca, trường của con chị thường đóng cửa. Muốn vào xem khẩu phần ăn của con cũng khó vì bảo vệ canh cổng, không có việc gì, bảo vệ không cho vào.

Tuy nhiên, theo cô Thùy Trang, một giáo viên mầm non ở Hà Nội, các mẹ có thể giả vờ mang thuốc cho con, vào gửi áo hoặc mang gì đó. Cần phải nói khó để bảo vệ cho vào. Với trường tư thục, các mẹ dễ vào hơn, nên tốt nhất, cần thi thoảng bất ngờ kiểm tra bữa ăn của trẻ.

Gửi ngăn sữa cho con, bóc hết góc nắp hộp… cũng không phải giải pháp tối ưu vì theo nhiều phụ huynh, nếu giáo viên pha loãng để cho các bạn khác uống (trường khỏi phải mua sữa) thì rất khó bị phát hiện. “Con mình đi học về nói :"Mẹ đừng gởi sữa cho con, cô không cho con uống", một phụ huynh ở TP Hồ Chí Minh cho biết.

Phụ huynh Lam Ngọc chia sẻ, các mẹ nên cẩn thận. Các cụ xưa có câu "chọn mặt gửi vàng". Con mình cũng cho đi học ở trường tư nhưng thỉnh thoảng mình vẫn vào giờ con ăn để kiểm tra xem thế nào và cũng thường xuyên gặp người quản lý để xem tình hình sức khỏe, ăn uống của con ra sao. Các mẹ không nên phó mặc tất cho nhà trường. Tuy nhiên, cũng theo độc giả này, dù nhắc nhở thế nào, cuối cùng vẫn là cái tâm của người làm nghề giáo, không đặt mục tiêu kinh doanh lên hàng đầu như bài báo nêu mới đỡ ảnh hưởng đến các con.

Người Đưa Tin

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cuộc sống của bộ tộc du mục biển cuối cùng trên TG

22 bức ảnh nude đẹp nhất của sao Việt

những con đường đẹp nhất hành tinh