TQ xây đảo mới và âm mưu chiếm thêm 200 hải lý tại Biển Đông

Các nhà phân tích cho biết, những nguy hiểm mà các đảo mới Trung Quốc đang xây dựng còn “lớn hơn giàn khoan” Hải Dương 981 rất nhiều. Rất có thể, Trung Quốc sẽ đòi thêm 200 hải lý sau khi hoàn thành việc xây đảo.

















Hoạt động cải tạo trái phép của Trung Quốc tại đảo Đá Gạc Ma

Tất cả những hòn đảo đều có thể được biến thành những địa điểm nghỉ dưỡng nhiệt đới với bãi cát trắng, nước xanh ngọc và gió biển lồng lộng. Nhưng tất cả những điều đó mới chỉ được hình thành trong vài tháng qua và nổi lên như một điểm nóng trong cuộc xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc và các gia châu Á khác.

Các quan chức nước ngoài nói rằng việc chuyển cát, gạch đá tới các rạn san hô và bãi cát ngầm để xây dựng đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa là nỗ lực mới của Bắc Kinh nhằm mở rộng dấu chân của mình tại Biển Đông. Có thể Trung Quốc sẽ xây dựng những tòa nhà lớn, các cư xá, thiế bị giám sát, kể cả radar trên những đảo này.

Động thái xây dựng đảo nhân tạo này như một hồi chuông cảnh báo gửi tới Việt Nam, Philippines và các quốc gia Đông Nam Á cũng tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông. Từ tháng 4, Philippines đã đệ đơn phản đối Trung Quốc cải tạo đất tại 2 rạn san hô mà nước này tuyên bố chủ quyền. Trong tháng này, Tổng thống Philippines, Benigno S.Aquino III đã chỉ trích động thái của các tàu Trung Quốc khi chuẩn bị xây dựng đảo tại 2 địa điểm khác.

Hành động của Trung Quốc cũng khiến các quan chức cấp cao của Mỹ lo lắng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên án “các hoạt động cải tạo đất tại nhiều địa điểm” ở Biển Đông trong Đối thoại Shangri-La, Singapore cuối tháng 5 vừa qua.

Ông Hagel cho rằng những hòn đảo nhân tạo nếu được dựng lên sẽ cho phép Trung Quốc thiết lập thêm nhiều trạm giám sát công nghệ và tăng cường khả năng tiếp tế cho các tàu chính phủ nước này. Một số nhà phân tích cho biết quân đội Trung Quốc đang nhắm tới những vị trí cao hơn ở quần đảo Trường Sa như một phần của chiến lược dài hạn - triển khai sức mạnh tại Tây Thái Bình Dương.

Và, quan trọng không kém, những đảo mới này có thể cho phép Trung Quốc đi đòi thêm chủ quyền tại vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý tính từ mỗi đảo, theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Tại tòa án quốc tế, Philippines đã lập luận rằng Trung Quốc chỉ chiếm được đá và rạn san hô chứ không thực sự chiếm được các đảo nên không có quyền tại các đặc khu kinh tế.

"Bằng cách tạo ra những hòn đảo nhân tạo, Trung Quốc có thể tìm cách để tăng giá trị của những tuyên bố chủ quyền”, M.Taylor Fravel, một nhà khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts nói.

Trung Quốc tự cho mình quyền xây đảo tạo Trường Sa đồng thời vu cáo Việt Nam và Philippines xây dựng các cấu trúc tại vùng biển tranh chấp còn nhiều hơn cả Trung Quốc nên Bắc Kinh được tự do theo đuổi các dự án của mình.

Nhưng các nhà phân tích đã chỉ ra rằng các quốc gia khác không hề xây dựng đảo nhân tạo. Họ chỉ dựng lên các cấu trúc trước năm 2002, khi mà Trung Quốc và 9 quốc gia Đông Nam Á khác đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Trong đó có một điều khoản là các bên phải “tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động” có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định.

Mặc dù thỏa thuận này không ràng buộc hay công khai cấm cản các hoạt động xây dựng trên đảo, tạo ra đảo nhân tạo nhưng một số nhà phân tích cho rằng các hoạt động ấy được bao hàm trong này.

"Hiện trạng khu vực đang thay đổi. Điều đó có thể làm gia tăng căng thẳng”, Carlyle A.Thayer, giáo dư danh dự về chính trị tại ĐH New South Wales, Australia nói.

Một quan chức phương tây tiết lộ, từ tháng giêng, Trung Quốc đã xây 3-4 đảo, mỗi đảo rộng từ 80-180 m 2 . Và có ít nhất 1 đảo dành cho mục đích quân sự, các đảo còn lại sẽ dùng để tái cung cấp tàu, kể cả tàu tuần tra trên biển của Trung Quốc.

Đầu tháng 5, Trung Quốc đã gióng hồi chuông cảnh báo tới các nước trong khu vực và Washington khi chuyển một giàn khoan dầu tới vùng biển Việt Nam. Giàn khoan Hải Dương 981 khiến xung đột ngoại giao giữa Hà Nội và Bắc Kinh leo thang.

Nhưng chuyện xây đảo còn “lớn hơn chuyện giàn khoan”, quan chức phương Tây nói. “Những hòn đảo này sẽ được ở lại đây”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình cho biết Việt Nam có chủ quyền với toàn bộ quần đảo Trường Sa và “Trung Quốc đang vi phạm pháp luật khi tiến hành các hoạt động mở rộng và xây dựng” quanh đảo Đá Gạc Ma và những khu vực khác thuộc chủ quyền Việt Nam.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc “lập tức dừng các hoạt động mở rộng và xây dựng bất hợp pháp” tại rạn san hô và “rút toàn bộ tàu thuyền, phương tiện của mình tại khu vực này”, ông Lê Hải Bình nói.

Quần đảo Trường Sa bao gồm hàng trăm rạn san hô, đá, bãi cát và các đảo san hô nhỏ trải rộng hơn 400.000 km2. Có 6 quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại khu vực này. Hiện, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Jin Canrong, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại ĐH Nhân dân Trung Quốc cho rằng việc xây đảo trên Đá Gạc Ma chỉ là “một thử nghiệm kỹ thuật xem điều này có thực hiện được không”. Nếu muốn xây đảo lớn hơn, Trung Quốc sẽ chọn đảo Đá Chữ Thập cách Đá Gạc Ma khoảng 90 dặm về phía tây.

Tháng trước, các phác thảo kỹ thuật về cấu trúc dùng cho các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa đã được lưu hành trên các trang web tin tức của Trung Quốc, trong đó có tờ Hoàn cầu thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các bản phác thảo được biết đến như một nghiên cứu cho thấy các hòn đảo nhân tạo sẽ có bến cảng, bãi đỗ xe và một sân bay với đường băng, máy bay và kho chứa máy bay. Được biết những hình ảnh này rò rỉ từ Công ty Kỹ thuật Đóng tàu Trung Quốc NDRI có trụ sở tại Thượng Hải. Khi được phỏng vấn qua điện thoại, một phụ nữ làm việc tại đây đã từ chối trả lời do đây là tài liệu “quá nhạy cảm”.

Chủ tịch Viện Nghiên cứu Biển Đông, ông Wu Shicun, hiện đang tham gia nhóm nghiên cứu liên kết với chính phủ trên đảo Hải Nam thi cho biết việc Trung Quốc xây đảo hướng tới tăng cường quản lý thủy hải sản trong nước và khả năng cứu trợ nhân đạo chứ không nhằm mục đích quân sự.

Christopher K. Johnson, giám đốc Phân tích Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho biết động thái gần đây của Trung Quốc nhằm bù đắp lại thực tế hơn 1 thập kỷ qua, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào Đài Loan mà không chú ý tới Biển Đông. Giới chức quân đội Trung Quốc dường như đang nhắm tới mục tiêu dài hạn đó là phát triển sức mạnh hải quân trong tương lai.

Trung Quốc sẽ không dừng lại ở mục tiêu “chuỗi đảo đầu tiên” – những hòn đảo gần đất liền gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà sẽ hướng tới “chuỗi đảo thứ hai” – bao gồm đảo Guam và các vùng lãnh thổ xa hơn về phía đông.

Nguồn : Tin Mới 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cuộc sống của bộ tộc du mục biển cuối cùng trên TG

22 bức ảnh nude đẹp nhất của sao Việt

những con đường đẹp nhất hành tinh