Những điều cần tránh khi uống bia

Uống 330ml bia (1 lon/chai) mỗi ngày sẽ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn uống nhiều hơn hoặc kết hợp với một số thực phẩm và đồ uống khác, thì sẽ phản tác dụng.

Bên cốc bia, người ta có thể thoải mái bàn bạc công việc. Có người còn uống bia để vơi đi những phiền muộn trong cuộc sống. Tuy nhiên, với sức khỏe, nếu bạn uống không đúng cách thì chỉ càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Sau đây là những điều bạn nên tránh khi uống bia:

1. Uống bia với nước giải khát

Nhiều người quan niệm rằng, uống bia với nước giải khát có thể làm giảm cơn say, nhưng thực tế không phải như vậy. Theo các nhà nghiên cứu, việc uống lẫn bia với nước uống có ga sẽ càng khiến bạn say nhanh hơn. Những đồ uống có ga thường cho ra lượng khí carbon dioxide trong dạ dày, khiến bia vào ruột non nhanh chóng, tốc độ hấp thu bia của ruột non cũng nhanh hơn. Do vậy, càng khiến cơ thể bạn dễ dàng gặp nguy hiểm.


Ngoài ra, bạn cũng không nên uống lẫn bia với rượu. Thường trong các cuộc nhậu, bạn uống rượu trước, nhưng đến tăng 2, lại có thói quen uống thêm bia nữa. Thực tế, các hương liệu, phụ gia và chất khách trong bia và rượu sẽ “đánh nhau”, khiến phần lớn lượng cồn trong rượu nhanh chóng được hấp thu làm bạn say nhanh hơn, đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Và nếu ai đã từng có kinh nghiệm uống lẫn bia với rượu, sẽ biết rằng cơ thể mình mệt mỏi, uể oải hơn sau khi thức dậy.

2. Uống bia với hải sản, xúc xích, thực phẩm hun khói

Chúng ta thường có thói quen uống bia khi ăn đồ hải sản như ghẹ, ngao, sò, cua, tôm… Thực tế, đó chính là con đường nhanh nhất đưa bạn đến với bệnh gout.

Các loại hải sản đều có hàm lượng đạm cao, đạm hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides, dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những chất khó được đào thải ra khỏi cơ thể. Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ, gây nên chứng sưng nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Tình trạng này tái diễn sẽ làm tổn hại cho khớp, cụ thể là bệnh gout.


Ngoài ra, bạn cũng nên tránh uống bia cùng thịt xông khói, dù hương vị của rượu sẽ lưu lại trong miệng lâu hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm hun khói chứa nhiều chất nitrosamine (một chất gây ung thư). Nồng độ hòa tan của nitrosamine ở trong bia rượu rất lớn, do đó sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày, thực quản…

3. Giải rượu bằng trà và cà phê

Nhiều người nghĩ rằng trà và cà phê có thể giúp giảm tác động xấu của rượu bia. Nhưng thực tế, thành phần chủ yếu của cà phê là cafein, uống cafe sau khi uống rượu có thể gây nguy hại cho cơ thể nhiều hơn, đặc biệt là gây tổn thương não. Đồng thời, cà phê đẩy nhanh tuần hoàn máu, tăng thêm gánh nặng cho huyết quản tim, gây tổn hại gấp mấy lần uống rượu bình thường.


Trà có tác dụng giải rượu nhưng lại gây ra các tác hại khác cho tim mạch và thận, vì rượu và nước trà đều có chất kích thích mạnh đối với tim. Vốn dĩ, việc uống rượu đã làm cho trái tim của bạn phải tăng sức làm việc, cộng thêm trà nữa sẽ khiến tim hoạt động nhiều hơn, dẫn đến hưng phấn quá mức. Bên cạnh đó, uống trà ngay sau khi uống rượu cũng làm cho thận phải làm việc nhiều để đào thải các chất kích thích. Quá trình đào thải không kịp sẽ dẫn đến ứ đọng chất cồn, lâu ngày dẫn đến dư thừa axít uric, gây bệnh sỏi thận.

Trí Thức Trẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

cuộc sống của bộ tộc du mục biển cuối cùng trên TG

22 bức ảnh nude đẹp nhất của sao Việt

những con đường đẹp nhất hành tinh