ASEAN cần ngăn chặn công trình Trung Quốc định xây trên biển Đông
Ngày 16/6, Philippines cho biết sẽ đề xuất lên ASEAN “đóng băng” công trình xây dựng của Trung Quốc trên biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario nói, ông sẽ đề xuất với Hiệp hội ASEAN để ngăn chặn việc thi công này.
Một tòa nhà hành chính được xây trên cái gọi là Tam Sa, trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, ngày 21/7/2012. Trung Quốc đang chuẩn bị xây thêm một trường học dành cho trẻ em tại đây mặc sự phản đối của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Ông del Rosario nói: “Tôi nghĩ chúng ta nên dùng tiếng nói của cộng đồng quốc tế để đứng lên và nói rằng, chúng ta cần kiểm soát những căng thẳng ở biển Đông trước khi nó vượt khỏi tầm kiểm soát.”
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 14/6 cho biết, một trường học cho trẻ em với vốn đầu tư 5,76 triệu USD sẽ được xây dựng trên đảo lớn nhất của dãy đảoHoàng Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc xâm chiếm trái phép bằng vũ lực năm 1974.
Hai năm sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập trái phép đơn vị hành chính Tam Sa tháng 7 năm 2012 trên vùng biển rộng hàng trăm nghìn kilometers vuông nhằm thắt chặt kiểm soát quần đảo dồi dào nguồn trữ lượng dầu mỏ bất chấp sự phản đối của nhiều nước ASEAN trong đó có Việt Nam.
Đảo Phú Lâm có tên gọi quốc tế là Woody và được Trung Quốc tự gọi là Yongxing.
Ông Del Rosario cho hãng ABS-CBN News biết, Trung Quốc đang tăng tốc thực hiện “chiến lược bành trướng” trên biển Đông và ý đồ hoàn thành trước khi các quốc gia ASEAN và Trung Quốc buộc phải tuân theo các luật lệ đang được xây dựng nhằm chống lại những cuộc xô xát trên biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines cũng dẫn lại đề nghị từ nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Danny Russel đập tan các hành động làm leo thang căng thẳng trong khu vực trong khi bộ luật đang được xây dựng là “một cách tiếp cận hợp lý” và ông cũng muốn “khởi xướng” cho việc này.
Khi Trung Quốc đã xây dựng cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012, bao gồm một vài công trình xây dựng gọi là “dân sự” như bưu điện, ngân hàng, siêu thị, bệnh viện với dân cư khoảng 1000 người. Vào tháng 12, dân số cố định là 1.443, và còn có thể tăng lên đến 2000 người, theo tin tức từ chính quyền Sansha đóng trái phép tại đây.
Đường băng Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Hiện tại, nơi này còn có một sân bay, khách sạn, thư viện, năm đại lộ, phủ sóng điện thoại và truyền hình vệ tinh 24 h. Họ cũng có thể tự sản xuất thực phẩm, nước uống, vật liệu xây dựng và con người.
Hôm Chủ nhật (15/6), Philippines đã công bố một biểu tình chống lại tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc tại Rặng đá McKennan Hughes tại quần đảo Trường Sa ở biển Đông. Vào tháng Tư, các quan chức Philippines cũng lên tiếng phản đối sau khi phát hiện được các tàu Trung Quốc tái tạo lại một dải đất lớn trên Bãi Gạc Ma, thuộc quần đảo .
Các quan chức Philippines đã thông báo việc Trung Quốc tái tạo lại hai Rặng đá thuộc quần đảo Trường Sa khác, có tên là Cuarteron và Gaven. Nguồn tin cho hay Trung Quốc có thể xây dựng các căn cứ quân sự và đường băng trong khu vực nhằm tăng hiện diện quân sự nguy hiểm tại đây.
Diệp Chi
theo Người Đưa Tin
Nhận xét
Đăng nhận xét